Phương Pháp Chữa Trị Bệnh Đau Nhức Cơ Bắp Chân “Hiệu Quả” Tại Nhà
Đau nhức cơ bắp chân là bệnh gì?
Đau nhức cơ bắp chân là tình trạng gặp phải ở nhiều người và ai cũng có thể mắc phải, là trường hợp bắp chân bị đau nhức, nặng chân hoặc mỏi. Đặc điểm của bệnh đau nhức là gây đau nhức ở vùng cơ bắp chân nhưng không gây đau ở xương. Đau nhức cơ bắp chân khiến người bệnh đau nhức nhiều, cảm giác nặng nề, đi lại khó khăn.
Những nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp chân
Đau nhức cơ bắp là một bệnh phổ biến ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra là do đâu? Không ít người hoang mang khi bỗng dưng bị đau nhức cơ bắp chân mà không rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: đau nhức cơ bắp chân do nhiều nguyên nhân sau gây ra:
#1. Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chính là do sự ứ đọng máu ở phần thấp của chân khiến sự lưu thông máu bị ứ trệ, làm máu ứ đọng ngày càng nhiều nên gây chèn ép làm người bệnh có cảm giác đau nhức ( suy tĩnh mạch). Biểu hiện rõ ràng khi bị đau nhức cơ bắp chân do suy giãn tĩnh mạch gây ra là những con đau xuất hiện vào buổi chiều tối. Có thể do tư thế làm việc, đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều và ít vận động. Ngoài ra, cơn đau cũng lặp lại theo chu kỳ có ; thể nhận biết đó là: cảm giác đau ít vào buổi sáng và tăng nặng lúc về chiều.
Bên cạnh đó, một số người còn thấy nhức mỏi chân, chân phù, nặng chân và bị vọp bẻ về đêm,...
#2. Đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa là một bệnh phổ biến hiện nay và là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức cơ bắp chân.Tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương mà vị trí và mức độ đau chân có thể khác nhau. Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng ch ân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên( thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.
thực tế có thể do bị chấn thương, tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do các bệnh lý về cột sống gây nên, trong đó thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là chủ yếu. Khi các tổn thương về thực tế xảy ra ( như đĩa đệm bị tràn ra ngoài hay có khớp xương bị viêm,...) chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau.
#3. Đau nhức cơ bắp chân chuột rút
Đau nhức cơ bắp chân do bị chuột rút cũng khá phổ biến. Nhiều người gặp phải tình trạng này là do không khởi động hoặc khởi động không kỹ trước khi tập thể dục, tập luyện quá sức. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai thường hay bị thiếu canxi nên cũng có thể bị chuột rút làm đau bắp chân. Một số người phải hoạt động thường xuyên khiến cơ bắp mệt mỏi, không được thư giãn, máu huyết thông kém hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là chuột rút cũng làm cơ bắp chân bị đau.
#4. Thiếu canxi
Đây là một tình trạng phổ biến diễn ra nhiều ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Thiếu canxi có thể ảnh hưởng tới khớp gây đau nhức, cơn đau có thể lan sang vùng cơ.
#5. Thừa cân, béo phì
Người ta thấy ằng với những người béo phì, thừa cân, toàn bộ sức ép của cơ thể đều đặt lên hai bắp chân. Hai bắp chân là cơ quan trực tiếp phải chịu sức ép từ toàn bộ cơ thể. Hậu quả là sự xuất hiện thường xuyên của những cơn đau mỏi bắp chân.
#6. Chấn thương
Va đập gây chấn thương mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nức cơ bắp chân. Trường hợp này, ngoài cảm giác đau khắp chân, trên da của bệnh nhân cũng có xuất hiện các vết bầm tím, trầy xước hoặc tụ máu bầm.
#7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân vừa nói trên, một số trường hợp bị đau nhức cơ bắp chân có thể là do làm việc quá sức, ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, tắc mạch máu, thoái hóa khớp gối, tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh bạch huyết,... Người bệnh cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng thì mới biết được nguyên nhân chính xác và có cách chữa trị cho hợp lý.
Triệu chứng đau nhức cơ bắp chân thường gặp
#1. Đau nhức xương bắp chân
- Khi ấn vào các bắp chân có cảm giác đau, khó gập hay duỗi chân như bình thường.
- Cảm thấy đau nhức liên tục, đau ầm ĩ hoặc thỉnh thoảng cơn đau nhói xuất hiện.
- Khi vận động mạnh sẽ cảm thấy đau và không thể vận động thoải mái được.
- Khi gác chân ngủ vào đêm thì sáng ra lại hết đau nhưng khi càng về chiều thì cảm thấy mỏi chân, phù chân, nặng chân, đau nhức chân.
#2. Căng cơ bắp chân
- Các bắp chân bị căng cơ, xuất hiện tình trạng co thắt cơ.
- Cảm giác yếu các cơ
- Thấy sưng đỏ và cảm thấy nóng ở vị trí căng cơ bắp chân
- Tình trạng bị chuột rút diễn ra thỉnh thoảng khi nghỉ ngơi hay khi vận động
- Khi cử động cơ cảm thấy đau và rất khó khăn
#3. Viêm cơ chân
- Các cơ chân bỗng nhiên bị cứng đơ và rất khó đi chuyển vào buổi sáng
- Cảm giác nóng và thấy sưng, đỏ ở vị trí cơ chân vị viêm.
- Khi sờ nắn vào các cơ bắp chân: giai đoạn đầu thường sưng nề, sau đó đến xơ cứng, teo cơ và co rút cơ
- Các cơ bị viêm sưng đau có thể teo hoặc co cứng tùy giai đoạn của viêm.
8 cách điều trị đau nhức cơ bắp chân
#1.Điều trị bằng cách dùng thuốc
Với các trường hợp đau do bệnh lý, việc điều trị bằng thuốc là yêu cầu bắt buộc. Theo BS Tuyết Lan, thông thường, với hai nguyên nhân chính gây đau nhức cơ bắp chân do suy tĩnh mạch và đau dây thần kinh tọa, có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để điều trị.
Cách thứ 1: Sử dụng các loại thuốc Tây y. Các thuốc tây y thường dùng trong trường hợp này là thuốc chống viêm không chứa corticoid giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả. Các thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng đối với tình trạng đau nhức cơ.
Tuy nhiên, trên thực tế là các thuốc này chỉ tập trung điều trị vào biểu hiện bên ngoài là hiện tượng đau nhức cơ bắp chân, mà không chữa từ nguyên nhân gây bệnh, nên bệnh chỉ được điều trị khỏi tạm thời mà không triệt để và rất dễ bị tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài cũng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người bệnh.
Cách thứ 2: Một phương pháp khác đang là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân là sử dụng các bài thuốc Đông y. Khác với tây y, trong quá trình điều trị, đông y đồng thời chữa cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Với hiện tượng đau nhức cơ bắp chân do suy tĩnh mạch hay tổn thương cột sống gây chèn ép dây thần kinh tọa, để điều trị đạt hiệu quả thì cần phải điều trị vào căn nguyên gây bệnh.
Nếu nguyên nhân là do suy giãn tĩnh mạch, bài thuốc chữa bệnh sẽ tập trung vào tác dụng hoạt huyết hành khí. Một số thành phần chính thường được sử dụng là các vị khương hoàng, đăng sâm, khương phụ, ô dược,... sẽ hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu, làm tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch. Nhờ vậy, máu không còn bị ứ đọng mà được lưu thông thông suốt trở lại và tình trạng đau nhức sẽ không còn.
Cũng cùng nguyên lý đó, khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ xương khớp, tức là khi đó tạng can và thận của người bệnh đang bị hư tổn. Tác dụng của thuốc vì thế phải tập trung vào bồi bổ can, thận, khôi phục và tăng cường chức năng của hai tạng phủ này. Khi 2 tạng này được phục hồi, tự khắc cơ thể để cân bằng lại, từ đó đẩy lùi được bệnh tật một cách tự nhiên.
#2. Kết hợp biện pháp xoa bóp, châm cứu
Xoa bóp chân để giúp tĩnh mạch thông suốt và giảm đau rất tốt. Nhưng hãy lưu ý rằng: bạn nên tránh dùng dầu nóng để xoa bóp khi bị đau bắp chân vì có thể khiến tĩnh mạch bị giãn, máu bị đong, tuy có thể giảm đau nhanh nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời, càng thoa nhiều dầu nóng càng khiến cơn đau nặng hơn sau đó.
Người bệnh có thể dùng nước mật ong để làm dung dịch xoa bóp cho bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15-20 phút cũng giúp chân được thư giãn, giảm đau chân tốt.
Khi hai bắp chân có tình trạng co cứng, hãy dùng bắp tay co mạnh vào bắp chân 15-20 giây, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Sau đó, thực hiện động tác co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống để thư giãn chân. Khi thực hiện những động tác này nhớ uống thêm nước để cảm thấy thoải mái.
Đeo tất áp lực cũng là một biện pháp giúp các tĩnh mạch đang bị hở khép lại và giảm đau nhức cơ bắp nhanh.
#3. Chườm lạnh
Đây là một cách nhanh nhất để giúp giảm nhanh các cơn đau, tiêu sưng và làm tan máu đông mà lại không gây tác dụng phụ.
Cách thực hiện: Chuẩn bị vài viên đá lạnh, bọc vào khăn vải hoặc túi sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng lên chỗ đau trong khoảng 10-15 phút.
Trong khi chườm nhớ chú ý nhấc chân lên cao một chút.
#4. Dùng mật ong và chanh
Mặc dù đây không phải là phương pháp được sử dụng phổ biến như 3 cách trên nhưng mật ong kết hợp với chanh cũng là một cách chữa đau nhức cơ bắp chân hiệu quả.
Theo các nghiên cứu cho thấy chanh cũng rất hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp. Vỏ chanh có tính sát trùng, chống viêm cực mạnh, làm dịu cơn đau từ các dây thần kinh và mạch máu.
Cách thực hiện:
- Dùng một chén nước ấm nhỏ pha với 2 thìa cà phê mật ong và nửa trái chanh.
- Khuấy đều cho mật ong và chanh tan hết thì dùng hỗn hợp này thoa đều lên bắp chân bị đau, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 20 phút cho thuốc ngấm vào da thịt, cơn đau sẽ giảm nhanh chóng.
#5. Ngâm nước trà ấm
Theo nghiên cứu chất có trong trà xanh được chứng minh có tác dụng giảm viêm - một triệu chứng điển hình xảy ra với và có tác dụng rất tốt để chữa các vấn đề đau, nhức khớp. Nhóm nghiên cứu từ Đại học của Trường Y khoa Michigan, Mỹ giải thích rằng trà xanh sản xuất ra chemokine - là các protein phóng thích các tế bào bạch cầu viêm trong cơ thể vì thế có tác dụng giảm viêm, giảm đau.
Cách thực hiện:
- Đổ vào nồi 2 lít nước sạch đun với 10g trà rồi để sôi trong 10 phút thì cho thêm 1-2 thìa muối tinh vào nồi, khuấy cho tan.
- Để nước nguội còn khoảng 50 độ C thì cho ra chậu, ngâm chân trong 15-20 phút.
Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ để máu được lưu thông, giảm đau bắp chân và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
Cô Lê Hà An (47 tuổi) ở địa chỉ email: haan1971@yahoo.com cho biết, thời gian gần đây cô thường xuyên có những dấu hiệu như mỏi hai bắp chân, căng hai bắp chân trong 20 phút, 30 phút mà lúc sau lại bình thường nhưng cơ thể thì rất mệt mỏi và khó chịu. Cô có đến bệnh viện để tìm hiểu bệnh và cũng được khuyến khích áp dụng phương pháp ngâm nước trà tại nhà. Sau một thời gian áp dụng, cô thấy tình trạng của mình giảm đáng kể. Cô rất vui, tin dùng hơn biện pháp này và ; cũng chia sẻ thêm cho nhiều người dùng.
#6. Uống đủ nước
#7. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Trong thực đơn bữa ăn hằng ngày, bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali, canxi như tôm,cá, cua.., giàu chất xơ, protein, các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1,B6,B2), vitamin E giúp tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh các cơ, khớp.
Sắp xếp thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh dễ khiến cơ bắp chân đau nhức trở lại.
Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc lá thì nhớ là phải bỏ ngay. Chất nicotine trong thuốc lá thường khiến máu khó lưu thông, giảm lượng dưỡng khí trong máu đi nuôi cơ thể gây ra đau nhức
#8. Tập thể dục đúng cách
Khởi động kỹ càng và đúng cách trước khi luyện tập tránh bị chuột rút, đau cơ bắp chân khi chạy bộ.
Người bệnh có thể tập thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, đi bộ tại chỗ bằng máy bằng đạp xe mỗi ngày sẽ giúp cho cơ bắp chân được vận động một cách đều đặn và nhịp nhàng, đây là cách rất tích cực để hỗ trợ điều trị cho các loại bệnh xương khớp cũng như cơ bắp
Thực hiện các bài tập kéo căng và tăng tuần hoàn máu cho các cơ bắp bằng phương pháp yoga, kéo giãn cơ...
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Đau nhức cơ bắp chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Hãy lên lịch đi khám nếu có triệu chứng thấy đau ở các vùng gối, bắp chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi sang động tác đứng, đặc biệt là đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường hoặc buổi chiều tối khi tr 901;i chuyển lạnh, nhưng sau đó khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi.
Khi gặp triệu chứng nhức mỏi chân kéo dài và thường xuyên, gây khó chịu cho sức khỏe và tinh thần, phát ban, có dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng tấy, viêm đỏ tại vùng đau nhức, tiếp tục đau cơ khi đã áp dụng biện pháp tự chăm sóc và sau khi dùng thuốc, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ có thể khám và tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời.
Trong các trường hợp đặc biệt như khó thở, chóng mặt, cơ thể suy yếu, sốt cao nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời cứu chữa.
Nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Cơn đau cường độ nặng
- Cơn đau xuất hiện đột ngột
- Đỏ vùng cơ bắp chân
- Sưng cơ bắp chân
Lưu ý:
Khi bị đau nhức cơ bắp, người bệnh cần tuyệt đối tránh vận động mạnh, không bê vác vật nặng, tránh xoay vặn người, bởi các động tác này thường làm triệu chứng đau nhiều hơn và bị hạn chế cử động hơn. Có một mẹo dân gian là mọi người hay cạo gió nhưng phương pháp này dễ gây xuất huyết trong cơ bắp, tạo ra các ổ máu tụ, làm cơn đau nhức kéo dài.
Với nhiều người, mong muốn giảm nhanh cơn đau nên tự tiện dùng thuốc. Đây không phái là cách tốt bời sử dụng thuốc tùy tiện không những không có hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.