Cách Điều Trị Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em: Bố Mẹ Cần Chú Ý Những Gì?

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu để tâm chú ý, bố mẹ hoàn toàn có thể sớm nhận biết được các dấu hiệu và tìm cách điều trị kịp thời.

là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần, nhưng hoàn toàn có thể điều trị được.

Bệnh trầm cảm có thể gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng tới việc học tập và các hoạt động khác của trẻ.

Nếu trẻ bị trầm cảm mà không được điều trị kịp thời thì trong suốt nhiều năm sau đó, trẻ có thể sẽ gặp những vấn đề như:

  • Có suy nghĩ về việc tự tử hoặc có hành vi gây hại cho bản thân.
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm lên mức độ nguy hiểm hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.
  • Có những giai đoạn trầm cảm nặng nề.
  • Mắc một số hội chứng rối loạn cảm xúc khác.

Trong đó, . Bởi trẻ không chỉ nghĩ đến cái chết, mà còn thực sự cố gắng tự tử. Thực tế, tự tử đứng thứ ba trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi.

Vì vậy, nếu trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc bố mẹ nghi ngờ rằng con mình mắc chứng bệnh này, thì bố mẹ cần cần theo dõi trẻ thật sát sao để phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo và giúp trẻ điều trị.

Một số :

  • Có nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Có biểu hiện xa lánh xã hội.
  • Có nhiều hành vi bất thường.
  • Nói về việc tự tử, về cái chết.
  • Nói về cảm giác tuyệt vọng hoặc cảm thấy bản thân vô dụng.
  • Thường xuyên gặp các kiểu tai nạn từ nhỏ đến lớn.
  • Sử dụng chất kích thích.
  • Quan tâm, chú ý nhiều hơn tới các loại vũ khí.

Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc, bằng các biện pháp trị liệu, hoặc bằng cách kết hợp cả hai phương pháp này.

Việc điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cách điều trị hợp lý sẽ giúp tình trạng của trẻ được cải thiện rất nhiều, hoặc các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất.

Trẻ cũng không nhất thiết phải điều trị cả đời. Bác sĩ sẽ quyết định thời điểm kết thúc điều trị, tùy theo tình trạng của trẻ.

Khi trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thì cách điều trị đầu tiên là tâm lý trị liệu. Cách này nhằm xử lý những yếu tố về cảm xúc và trong cuộc sống đã và đang làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm của trẻ (ví dụ như môi trường hoặc những sự kiện gây căng thẳng).

:

  • (Cognitive behavioral therapy - CBT): Trong quá trình điều trị, trẻ và nhà trị liệu sẽ trò chuyện về cảm xúc và những trải nghiệm của trẻ. Sau đó, nhà trị liệu sẽ phân tích những điều cần thay đổi và đưa ra các cách thực hiện. Từ đó, trẻ hiểu rằng, suy nghĩ ảnh hưởng đến cảm xúc, và trẻ học được cách điều chỉnh suy nghĩ để có cách sống tích cực hơn.
  • (Interpersonal psychotherapy - IPT): Bác sĩ trị liệu thường tập trung vào các mối quan hệ của trẻ với gia đình, bạn bè; khuyến khích trẻ tìm và tham gia những hoạt động mà trẻ từng yêu thích.
  • : Thường là thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) như Zoloft hay Prozac. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh rất lo lắng vì những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở trẻ. Thực tế, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cảnh báo về điều này. Thế nhưng các nhà nghiên cứu thì cho rằng đây là việc rất hiếm, người dùng thuốc có thể nghĩ đến việc tự tử nhưng không thực sự hành động. Vì vậy, lợi ích khi dùng thuốc lớn hơn nhiều so với nguy cơ nói tr& #234;n.

Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh rằng, trầm cảm là bệnh có thể điều trị được. Việc sử dụng thuốc và các biện pháp trị liệu sẽ có hiệu quả tối ưu khi người bệnh nhận được sự hỗ trợ vững chắc từ gia đình. Trong quá trình điều trị, trẻ cũng được trang bị những kỹ năng cần thiết để tránh tái phát bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, hình thức trị liệu thông qua trò chuyện có thể ít hiệu quả vì vốn từ của trẻ còn hạn chế. Thay vào đó, hình thức trị liệu vui chơi - có sử dụng đồ chơi hay các công cụ giải trí - sẽ có ích hơn. Trị liệu nghệ thuật - một hình thức của liệu pháp diễn đạt - với các hoạt động như vẽ tranh, diễn kịch... cũng có thể giúp trẻ xử lý tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

  • Trò chuyện với trẻ: Việc này có thể khó khăn, nhưng bố mẹ hãy cố gắng hỏi về những gì trẻ đang cảm thấy, đang trải qua. Một số trẻ khá cởi mở, sẵn sàng nói và bố mẹ sẽ hiểu tình trạng của trẻ hơn.
  • Ghi lại những thay đổi và dấu hiệu bệnh của trẻ, nếu trẻ không muốn chia sẻ. Với những ghi chú này, bác sĩ hoặc nhà trị liệu có thể nhìn ra xu hướng hành vi của trẻ.
  • Tìm chuyên gia về bệnh: Nếu bác sĩ nhi khoa cho rằng trẻ đang bị trầm cảm hoặc một chứng rối loạn cảm xúc nào đó, bố mẹ hãy nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ trị liệu tâm thần chuyên điều trị cho trẻ em.
Next Post Previous Post